Là những người yêu cây xanh,
và có kinh nghiệm về hạt giống
{ CHÚNG TÔI CÓ THỂ
GIÚP BẠN
Tư vấn và cung cấp hạt giống các loại.
Chất lượng hạt giống tốt, tỷ lệ nảy mầm cao, giao hàng tận nhà.

Tuesday, November 7, 2017

BÁN GIỐNG MAI VÀNG YÊN TỬ

Mai vàng Yên Tử chuyên cung cấp hạt giống, cây giống hoa mai vàng Yên Tử gía bán buôn,bán lẻ tìm đại lý phân phối cây giống hoa mai vàng Yên Tử.

KHOHATGIONG.COM  chúng tôi có hợp tác với các hộ nông dân chuyên trồng và ươm giống hoa mai vàng Yên Tử.

Ưu tiên cung cấp cho bạn hàng nhập số lượng lớn.
Bạn hàng ở xa được hỗ trợ phí vận chuyển.

Liên hệ Mr Đài 0934.128.354 để đựơc giá tốt

Đọc thêm >>

Monday, November 6, 2017

MUA GIỐNG SU SU Ở ĐÂU

Mua giống su su ở đâu là điều mọi người thường quan tâm khi có ý định trồng cây su su để kinh doanh hay để tăng gia thêm cho món ăn của gia đình mình. Thực tế thì cây su su thích hợp trồng ở miền bắc , nhưng bạn cũng có thể trồng ở miền nam nhé , đừng lo lắng về vùng miền .

Các bạn có thể liên hệ với mình: Mr Đài: 0934.128.354 để mình tư vấn chi tiết hơn nhé !

Cây su su trồng vào tháng 9 âm lịch đến tháng 12 ( hoặc tháng 3 ) thu hoạch ngọn và quả.
Hướng dẫn cách trồng cây su su ăn ngọn sai quả sạch tại nhà

Giống như bầu bí, bạn nên chọn những quả su su già , chắc , to khẻo và có mầm nhé .

Cách làm đất :
Do cây su su là loại rau ăn quả nên bạn chọn những loại chậu to tròn đường kính khoảng 50 cm đến 100 cm . Bạn nên chọn chậu tròn nhựa để thứ nhất dễ cho bạn vận chuyển khi bạn tự đi mua, thứ hai là giảm trọng lượng trên sân thượng nhà bạn nhé.

Cách trồng cây su su ăn ngọn sai quả sạch tại nhà .
Bạn nên vệ sinh chậu nhựa khi mua mới ( thùng xốp loại to đã đục lỗ để thoát nước tốt nhé ) bạn có thể lấy rau , thức ăn thừa nhà bạn khi ăn còn dư bỏ vào chậu nhựa để ủ thành phân , bón thêm phân cứ một bao đất 50 dm khối bạn trộn nữa bao bò đã qua xử lý .

Trung bình một chậu nhựa to bạn gieo ba quả su su giống vào nhớ lấp hết phần thân để nhô lên phần mầm nhé.

Chăm sóc 
Do cây su su này rất sợ nắng ( nắng làm nhòa mắt em ) nên bạn nên che màng khu vực trồng cây su su để cây su su phát triển tốt nhất và sai quả nhé.

Khi cây su su phát triển cao khoảng 1,5 đến 2 m bạn nên nên định hướng đi của từng cây để không có tình trạng cây này chèn lên cây kia làm cho không cầy nào phát triển tốt . Bạn làm giàn leo Chú ý : cây su su  không có như bầu bí , bạn không nên ngắt ngọn của cây su su nhé


Bón phân
Khi cây vừa bắt đầu lên giàn bạn lấy phân bò pha với nước tưới để cho rễ cây su su hút chất dinh dưỡng , đến khi cây su su bắt đầu thu hoạch bạn cũng lấy phân pha nước tưới thêm một lần nữa để cây sai quả , sáng, chắc . Có thể bón phân trùn quế nếu có điều kiện.


Bệnh thường gặp ở cây su su
Bệnh rệt ( làm cây su thứ nhất không cao lên được, nhảy nhánh sớm làm cho cây không sai quả, nên kiểm tra , bắt rệt thường xuyên  )

Bệnh ong chính ( làm hỏng quả tới 60 % , bạn nên làm giàn thấp )

Thu hoạch
Su su thu hoạch ngay khi quả sáng, chắc , to , cách 5 đến 7 ngày thu hoạch một lần
Đọc thêm >>

Thursday, November 2, 2017

SỬ DỤNG PHÂN TRÙN QUẾ ĐÚNG CÁCH - BÁN PHÂN TRÙN QUẾ

Dùng phân trùn quế sao cho hiệu quả với cây trồng

Phân trùn quế được coi là loại phân bón thiên nhiên giàu dưỡng chất giúp kích thích mạnh mẽ sự tăng trưởng cho cây trồng. Phân trùn quế còn giúp cây trồng kháng bệnh hiệu quả, giữ độ ẩm tốt nhất cho cây. Để có được hiệu quả thu hoạch cao thì bạn cần biết cách sử dụng loại phân này.



Phân trùn quế giúp duy trì dinh dưỡng cho đất

Đối với các hạt nảy mầm: Trộn phân trùn và đất thường theo tỉ lệ 30:70 để trồng cây, hỗn hợp này có thể giúp hạt nảy mầm sớm và duy trì sự phát triển cho cây trong thời gian 3 tháng. Phân trùn còn có ưu điểm tăng tỉ lệ nảy mầm và tỉ lệ sống cho cây.

Đối với rau mầm: Sử dụng phân trùn quế như loại giá thể giử ẩm, vừa an toàn vừa  sử dụng được nhiều lần.Chỉ cần lớp phân trùn quế mỏng từ 2-3 cm là có thể gieo hạt rau mầm.

Đối với rau ăn lá : Trộn thêm đất phù sa với tỉ lệ 1:1 để giúp đất trồng tơi xốp và thoát nước tốt. Đổ lớp đất trộn dầy từ 5-10 cm tùy vào loại rau ăn lá.




Rau tươi tốt và sạch bệnh khi dùng phân trùn đất

Lưu ý: Sau mỗi đợt cắt thu hoạch rau ăn lá có thể tiếp tục bón bổ sung trên mặt chậu lớp đất trộn dày 2-3 cm là đủ dinh dưỡng cho đợt rau mới.

Đối với cây kiểng lá, cây ăn trái: Dùng hỗn hợp trộn phân trùn quế với tro trấu xơ dừa tỉ lệ 1:1:0.5 để trồng và cho bổ sung trên mặt chậu luân phiên, cây phát triển nhanh, cho nhiều lá và màu sắc đẹp.

Vì phân trùn quế là phân hữu cơ cao cấp nên có sự phối trộn phù hợp từng loại cây trồng để cây hấp thu dễ dàng lại không lãng phí.

Dùng thay thế phân bón thông thường: Có thể dùng phân trùn làm loại phân bón lót cho cây, rau, quả. Đặc biệt, phân trùn quế còn được sử dụng dưới dạng lỏng, pha theo tỉ lệ 1:5 với nước phun lên cây và lá, giúp cây dễ hấp thu kháng được bệnh trên lá.



So sánh cách sử dụng phân trùn quế trên rau

Dùng cải tạo đất: Trong phân trùn có chứa kén trùn, khi kết hợp với đất ruộng, gặp điều kiện thuận lợi kén này lại sinh sôi nảy nở tạo ra một đội trùn mới. Chúng sẽ tiếp tục giúp cải tạo lại đất cho bạn.

Phân trùn quế còn được khuyến khích dùng khi trồng vườn rau sạch sân thượng hay trong các chậu nhựa trồng cây để tạo ra môi trường sống tốt nhất cho cây.
Đọc thêm >>

Wednesday, November 1, 2017

CÂY GIỐNG MẮC CA

Cây Mắc ca: Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Cây Mắc ca: Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Cây Mắc ca có nguyên sản ở vùng Á nhiệt đới ẩm (châu Úc), còn có tên gọi là cây quả cứng Hawaii. Mắc ca là loại cây gỗ lớn, tên khoa học là macadamai, thuộc họ Protaceae là loài cây ăn qủa có giá trị kinh tế cao; cho quả có nhân chứa chất dinh dưỡng khá cao, hàm lượng dầu tới 78%. Trong dầu mác-ca có trên 87% là axit béo không no, hàm lượng protein trong nhân lên tới 9,2%, cùng 20 loại axít amin rất cần thiết cho cơ thể… Nhân hạt mác-ca được dùng làm thực phẩm cao cấp, dầu được dùng trong các loại mỹ phẩm, rất được ưa chuộng ở thị trường Âu Mỹ.
Cây Mắc ca đã được nhập về trồng ở Việt Nam, trồng thử nghiệm đầu tiên tại Ba Vì (Hà Nội) sau đó được trồng tại Đak Lak, Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Đơn Dương, Lâm Hà). Sản phẩm có giá trị kinh tế là quả Mắc ca. Tuổi thọ kinh doanh khoảng 40-60 năm. Đặc điểm chung của loài là rễ cọc kém phát triển. Cây có tán rộng, rễ nông vì vậy cây chịu gió bão kém.

1. Mô tả cây Mắc ca
Đây là cây gỗ lớn thường xanh cao tới 18m, tán rộng tới 15m. Cây Mắc ca có hai loại là Mắc ca vỏ hạt nhám (Macadamia tetraphylla) và vỏ hạt nhẵn (Macadamia integrifolia). Lá có hai loại là mép nguyên và lá có mép có răng cưa. Hoa nở rộ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau (có khi kéo dài đến tháng 4), hoa tự bông dài từ 15-25cm, mỗi chùm hoa chỉ đậu từ 5-14 quả. Hoa màu trắng hay hồng. Hoa Mắc ca không phát ở đầu cành mà mọc ra từ nách lá cành 1- 2 tuổi hoàn toàn độc lập với phát lộc cành non.
Quả hình trái đào hoặc tròn như hòn bi, khi chín vỏ quả chuyển từ xanh sang nâu, vỏ quả khô tự nứt. Vỏ hạt màu nâu rất cứng, nhân hạt màu trắng sữa.




2. Đặc điểm sinh trưởng
- Nhiệt độ: Cây Mắc ca tương đối chịu lạnh, nhiệt độ bình quân không thấp hơn 13oC và không cao hơn 32oC. Giai đọan ra hoa, cây Mắc ca yêu cầu nhiệt độ ban đêm từ 17-20oC để phân hóa mầm hoa giúp cây ra nhiều hoa.
- Lượng mưa thích hợp khoảng 1500 – 2500mm.
- Đất: Có tầng canh tác sâu 1m, tơi xốp, thoát nước tốt, đất không bị chặt, pH thích hợp là 5-6.
- Địa hình: Nên trồng cây ở vùng đất dốc dưới 150 trở xuống.
- Gió: Nên chọn địa điểm trồng có ít gió bão. Cần thiết phải trồng xen với cây chắn gió có thân cao hoặc trồng 1 đến 3 hàng cây chắn gió xung quanh khu vực trồng cây Mắc ca.
- Cây Mắc ca là cây ưa sáng, vì vậy không được trồng dưới tán cây khác.
 3. Kỹ thuật trồng cây Mắc ca

3.1 Cây giống:
Nước ta đang trồng khảo nghiệm và chọn lọc được 23 giống tốt của Úc (13 giống), của Trung Quốc (5 giống), của Thái Lan (5 giống). Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng vùng Tây Nguyên nghiên cứu chọn tạo và đang làm thủ tục đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật là các dòng Mắc ca: dòng 849, dòng 246, dòng OC và dòng 816 là thích hợp cho Tây Nguyên.
Để có năng suất cao, ổn định nên trồng cây ghép các dòng nêu trên. Cây giống đem trồng phải là cây ghép, không trồng giống thực sinh. Vì Mắc ca là cây thụ phấn chéo nên trồng từ hạt dẽ bị phân ly. Cây giống phải có chiều cao từ 60cm đến 1m. Cây ghép có chồi ghép đã liền vết sẹo, chồi ghép mọc cao 25-30cm.


3.2 Thời vụ trồng:
Trồng cây vào đầu mùa mưa tháng 6-7 hàng năm.

3.3 Mật độ:
Tùy theo giống cây, vị trí vườn cây mà chọn mật độ trồng phù hợp.
Mật độ trồng thuần từ 200 – 300 cây/ha (278 cây/ha khoảng cách trồng là 9m x 4m; 222 cây/ha khoảng cách trồng là 9m x 5m; 200 cây/ha khoảng cách trồng là 10m x 5m)
Nếu trồng cây Mắc ca xen trong vườn cây công nghiệp chè, cà phê thì trồng khoảng 70 cây/ha (khoảng cách 12m x 12m).

3.4 Đào hố, bón lót:
- Sau khi quy hoạch vùng trồng, phát dọn thực bì, làm cỏ, làm đất, nếu đất dốc phải tạo bậc thang theo đường đồng mức.
- Đào hố: Kích thước hố trồng là: 1 x 1 x 1m hoặc 0,8 x 0,8 x 0,8m. Lớp đất đáy để một bên, lớp đất mặt để một bên rồi phơi ải khoảng 15-20 ngày mới lấp hố.
- Bón lót: Phân chuồng hoai mục khoảng 15 kg/hố, 0,25 –0,5kg vôi bột trộn đều với phần đất mặt sau đó lấp xuống hố trước. Phần đất đáy còn lại lấp phía trên cho đầy hố. Đào đất, lấp hố hòan thành trước khi trồng khoảng 15- 20 ngày.

3.5 Kỹ thuật trồng
- Để trồng cây Mắc ca đạt năng suất quả cao cần phải trồng phối hợp các dòng khác nhau. Có thể bố trí trồng 03 dòng khác nhau liên tiếp rồi tiếp tục trồng lập lại như vậy.
- Khi mua cây giống về nên để cây nơi râm mát, tưới nước giữ ẩm, khi bộ rễ đã ổn định thì đem cây đi trồng.
- Trồng cây: Vận chuyển cây nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu đất, đào một lỗ lớn hơn bầu đất giữa hố, xé bỏ vỏ nilon đặt cây ngay ngắn lấp đất lèn chặt. Lấp đất kín mặt bầu theo hình mâm xôi để tránh bị úng nước. Trước và sau khi trồng cây bỏ thuốc Basudin… vào trong hố và rải trên mặt đất quanh gốc cây để phòng trừ mối hại. Cắm cọc cố định thân cây Mắc ca vào để tránh bị gió làm lay gốc.
Vì cây Mắc ca chịu gió bão kém nên trồng cây chắn gió từ 2 đến 3 hàng bao xung quanh.

3.6 Kỹ thuật chăm sóc:
Sau khi trồng cây 20-30 ngày tiến hành kiểm tra, trồng dặm cây bị chết; chỉnh sửa ngay ngắn cây bị nghiêng đổ.
Khoảng 30 – 40 ngày sau khi trồng tiến hành phát dọn dây leo, làm cỏ xới đất quanh gốc đường kính 0,8-1m. Lần 2 cách lần 1 từ 40 – 50 ngày. Hàng năm trước khi bón phân, tiến hành làm cỏ, xới đất.

3.7 Bón thúc:
hoa và trái mắc ca
- Giai đoạn trước khi cây ra hoa:
+ Năm thứ nhất: Bón phân vào rãnh quanh gốc (rãnh sâu khỏang 5-10cm cách gốc 25-30cm). Mỗi lần bón 100gram/gốc NPK 16-16-8-13S sau khi bón phân lấp đất lại. Bón thúc lần 2 cách lần 1 từ 40 – 50 ngày .
+ Năm thứ hai, thứ ba: Bón phân 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa. Bón phân vào rãnh quanh gốc (rãnh sâu khỏang 5-10cm cách gốc 30-40cm). Mỗi lần bón 120gram/gốc NPK 16-16-8-13S sau khi bón phân lấp đất lại.
- Giai đoạn khi cây ra hoa, đậu quả: Bón phân 3 lần vào giai đoạn trước khi cây ra hoa, cây đang ra trái và sau khi thu hoạch. Lượng phân tăng dần theo năm, bón phân theo đường hình chiếu tán lá. Xới đất thành rãnh sâu 10-15cm, rộng 20cm, sau khi bón phân thì lấp đất lại. Bón khoảng 20-30 kg phân chuồng hoai 1 lần/năm vào giai đoạn trước khi cây ra hoa.

3.8 Tỉa cành, tạo tán:
Hàng năm, sau khi thu hoạch quả cần tỉa cành tạo tán, tỉa bỏ cành yếu sâu bệnh để cây được thông thoáng, giảm sâu bệnh hại.

4. Trồng xen cây ngắn ngày
Trong những năm đầu, khi cây Mắc ca chưa khép tán nên trồng xen cây hoa màu, đậu, bắp, khoai mì… để hạn chế cỏ dại, giữ ẩm, tăng thu nhập trước mắt trước khi cây Mắc ca cho thu hoạch quả. Hàng cây trồng xen cách gốc cây Mắc ca khoảng 1m, không để cây trồng xen che bóng cây Mắc ca.


5. Phòng trừ sâu bệnh hại

5.1 Bệnh hoa:
- Triệu chứng: đầu tiên xuất hiện một số đốm màu vàng tối trên đài hoa, sau đó cả hoa bị khô héo, hoa bị khô rồi rụng. Trong điều kiện mưa ẩm những hoa bị nhiễm bệnh biến sang mầu nâu xám đến màu đen.
- Cách phòng trị: Không nên trồng cây quá dày. Cây chớm bị bệnh phun thuốc có hoạt chất Benomyl, Carbendazim, Thiophanate-methyl,… nếu phun chậm thì không có tác dụng.

5.2 Bệnh vỏ quả có nốt:
- Triệu chứng: Đầu tiên xuất hiện nốt màu vàng nhạt trên vỏ quả, dần biến thành màu vàng đậm rồi màu nâu lan rộng từ 5-15mm. Khi khuẩn xâm nhập vào phía trong của vỏ nó chuyển sang màu nâu đen.
- Cách phòng trị: Phun Cupric Hydroxide Cu(OH)2 77% pha loãng 300 – 800 lần phun lên toàn bộ quả hoặc cục bộ lô bị bệnh, mỗ tháng 1 lần, trong ba tháng liền.

5.3 Bệnh hại thân cây:
- Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu thân cây và cành cây, do hai loại nấm dịch mao khuẩn và hai bào khuẩn mao sắc. Bệnh thường lây lan do tác động cơ giới lan truyền vào vết thương thân cây. Khi đã nhiễm bệnh thì lá, cành bị chết khô và dần cây cũng bị chết.
- Cách phòng trị: Dùng sơn trắng trộn với Cupric Hydroxide Cu(OH)2 (30% hydroxit đồng 100gr/lít) sơn vào chỗ vị trí từ độ cao 35cm trở xuống gốc cây, nếu cây đã bị nhiễm bệnh dùng hỗn hợp Metalaxyl nồng độ 0,4% và Thiophanate-methyl nồng độ 0,2% với sơn trắng phết vào chỗ bị bệnh mỗi tuần một lần, liên tục ba lần.

5.4 Côn trùng:
Cần phun phòng định kỳ, không nên phun thuốc lúc cây ra hoa. Giai đoạn cây ra trái non, côn trùng thường chích hút quả non làm quả bị những nốt thâm và nứt vỏ quả.

6. Thu hoạch hạt Mắc ca

Cây ghép sau 3-4 năm trồng bắt đầu cho quả bói. Cây trồng sau 10 năm bắt đầu cho năng suất ổn định. Mùa thu hoạch quả từ tháng 7-9. Quả hình trái đào hoặc tròn như hòn bi, khi chín vỏ quả chuyển từ xanh sang nâu, vỏ quả khô tự nứt, bên trong chứa một hạt. Có thể thu hoạch hạt khi hạt rụng xuống đất hoặc hái quả từ trên cây. Quả sau khi thu hoạch cần bóc vỏ ngay trong 24 giờ. Sau đó vận chuyển ngay đến nhà máy chế biến để sấy khô hoặc sấy tại nhà. Việc sấy khô cần làm trong hai tuần sau khi thu hoạch.

                                                                                                                                            nguồn Intenert
Đọc thêm >>

Tuesday, October 31, 2017

CÂY ĐIỀU (ĐÀO LỘN HỘT) GIỐNG

Điều (Đào lộn hột) là một trong những cây công nghiệp lâu năm đang được trồng nhiều tại vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, một số ít có thể trồng ở các tỉnh miền Tây.

Điều thích hợp trồng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới trên nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt là những vùng có đất cằn cỗi cây điều vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt nên thường được chọn là cây “xóa đói giảm nghèo” có giá trị hiệu quả kinh tế cao.
Cây điều (Anacardium occidentale) có nguồn gốc xuất hiện ở vùng Đông Bắc Brazil, cây mọc hoang dại trên các bãi cát ven biển và một số vùng đất xung quanh. Sau khi phát hiện thấy giá trị của nó người ta bắt đầu trồng điều trên một diện tích và biến nó trở thành một cây công nghiệp.

Vào thế kỷ thứ 16 cây điều thường chỉ được sử dụng để che phủ và chống xói mòn cho đất. Một số người Bồ Đào Nha đã mang điều đến trồng ở Ấn Độ, Malaysia và một số nơi ở vùng bờ biển Đông Phi sau đó nó được nhiều người biết đến và trồng rộng rãi tại các nước nhiệt đới ở Châu Á.



Điều thường trồng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới có vĩ tuyến từ 30 độ Bắc đến 30 độ Nam. Điều được trồng phổ biến lên tới 50 quốc gia và nơi trồng nhiều điều nhất là Ấn độ, Mozambich, Brazil, Malayxia, Srilanca, Philipines, Tanzania, Nigieria, Kênia, Việt Nam.

Việt Nam đang là nước có sản lượng điều nhân xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới. Điều thường chỉ được trồng ở các tỉnh phía Nam nhất là các tỉnh vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và có một số ít trồng ở miền Tây. Hiện nay các tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất gồm Bình Phước, Đồng Nai, Đắk Lắk, Bình Thuận và Bình Định.

Giá trị của cây điều.

Giá trị kinh tế cao nhất của cây điều đến từ nhân hạt điều bởi nó có chứa đa dạng các chất dinh dưỡng khác nhau, trong đó hàm lượng chất béo chiếm tới 44.9 %, tinh bột chiếm 19,82%, đường là 13,48 %, ngoài ra còn có chứa 2,49% là canxi, photpho sắt và các loại vitamin như B1, B2, D, E, PP,…. Nhân hạt điều có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như điều rang, bánh kẹo nhân điều.

Ngoài công dụng để chế biến các món ăn thì điều cón có thể ép dầu, trong vỏ hạt điều thường có chứa từ 23 đến 28% dầu. Dầu vỏ điều thường rất dễ cháy, có màu đẹp nên thường được sử dụng để chế vecni cho đồ gỗ, sơn chống thấm hay sơn chịu nhiệt. Ngoài ra dầu điều còn được sử dụng trong một số loại thuốc nhuộm hay cả mỹ phẩm.

Thông thường nhiều người thường không sử dụng trái điều vì nó thường gây tưa lưỡi. Tuy nhiên trái điều có chứa hàm lượng vitamin C nhiều rất 5 lần quả cam, ngoài ra còn có vitamin B2 cùng các chất khoáng, đạm, đường và tanin rất tốt cho sức khỏe. Một số nơi đã sơ chế điều để làm rượu nhẹ hoặc nước giải khát lên men.

Điều là một trong những cây công nghiệp có dầu thích hợp trồng ở các tỉnh miền Nam nước ta, hiện nay để có tới 50 tỉnh trồng điều và diện tích điều sẽ còn tăng cao khi giá trị kinh tế của điều đang được khẳng định nhờ nhân hạt có giá trị xuất khẩu lớn.
Kỹ thuật trồng mới cây điều giúp đạt năng suất cao


Cây điều là môt cây công nghiệp có tuổi thọ lâu dài nên kỹ thuật chăm sóc điều cũng cực quan trọng để đảm bảo điều cho năng suất cao và ổn định qua nhiều năm. Nhưng trước khi chăm sóc chúng ta cần phải chú trọng đến công đoạn làm đất cũng như thời vụ trồng điều hợp lý để cây có bộ rễ sinh trưởng mạnh và thích nghi tốt trong thời gian dài.
Kỹ thuật trồng cây Điều

Chuẩn bị cây giống.

Cây giống cần đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn chọn lựa của những cây đầu dòng, giống đã được gieo tạo trong bầu PE, có kích thước bầu đất là 20×30 cm, chiều cao cây cần lớn hơn 30 cm, các vết ghép liền không bị hở, cây sinh trưởng khỏe mạnh và không bị nhiễm sâu bệnh.

Thời vụ trồng.

Thời vụ thích hợp nhất để trồng mới điều chính là trong mùa mưa, khi mưa đã ổn định và thường xuyên có từ 2 đến 3 đợt mưa trong một tuần. Như vậy cây sẽ có đầy đủ nước và điều kiện thuận lợi để sinh trưởng hơn.

Đối với vùng Duyên hải Nam trung bộ bà con nên trồng điều vào tháng 9 hoặc tháng 10.
Đối với vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thì nên trồng điều vào tháng 6 hoặc tháng 8 là hợp lý,
Nếu không trồng điều được điều trong mùa mưa bà con nên chú ý xới đất quanh gốc và tủ cỏ để đảm bảo độ ẩm cho cây.

Đào hố.

Tùy vào điều kiện đất đai và cả mật dộ trồng bà con có thể đào hố theo hình hộp vuông với kích thước 50x50x50 cm hoặc 60x60x60 cm là hợp lý.

trồng mới điều

Khi đào hố xong nên để riêng đất đã đào sang một bên để sử dụng lấp đất bởi tầng đất này thường có nhiều mùn.

Bón phân lót.

Sau khi đào hố bà con cần tiến hành bón lót để tạo điều kiện thuận lợi cho cây điều phát triển.

Trộn lớp đất đã đào lên với khoảng 10 đến 20 kg phân chuồng được ủ hoai cùng với 0,5 – 1 kg phân lân nung chảy cùng 1 kg vôi bột để cải tạo đất.
Sau khi trộn phân bà con nên dùng cuốc cào đất lấp đất vào trong lòng hố đã đào trước đó  rồi dùng que nhỏ đánh dấu tâm hố đã lấp đất để tiện cho việc trồng mới điều đúng vị trí.
Trước khi trồng mới điều khoảng từ 15 đến 30 ngày bà con cần tiến hàn đào hố và lấp phân bón lót để đất được độ phì nhất định.

Trồng mới cây điều.

Khi đã chuẩn bị xong đất trồng điều, bà con bắt đầu đem cây điều đạt tiêu chuẩn xuất vườn ra vườn và tiến hàng trồng mới điều.

Đầu tiên cần đào một hố nhỏ ngay vị trí đã cắm cây nhỏ khi trộn phân đánh dấu lúc trước.
Tiếp đến dùng dao sắc cắt bỏ khoảng 2 đến 3 cm ở phía dưới đáy bầu, loại bỏ ngay rễ đuôi chuột nếu có.
Đặt cây điều xuống vị trí hố nhỏ đã đào, đặt bầu ở chính giữa và chú ý là là mặt bầu chỉ thấp hơn mặt đất nền khoảng từ 5 đến 10 cm thôi nhé.
Dùng dao sắc rạch một đường theo chiều dọc của bầu rồi kéo túi nilon ra.
Dùng lớp đất đã đào lên lúc trước để lấp hố bầu. lấp đất sao cho mặt bầu chỉ thấp hơn mặt đất nền khoảng từ 2 đến 3 cm.
Nén chặt phần đất vừa lấp xuống và có thể cố định cây nếu trồng ở nơi có gió lớn bằng một cây nhỏ.
Rải thêm 10- 20g Furadan quanh hố trồng để hạn chế kiến và mối tấn công.
Như vậy là đã hoàn thành bước trồng mới điều rồi. Sau khi trồng bà con cần chú ý trồng dặm và tiêu nước cho cây hợp lý để cây không bị úng nước nhé.

Sau 15 ngày trồng cần thăm vườn thường xuyên để thay thê ngay những cây bị chết hoặc yếu ớt không thích nghi bằng những cây khỏe mạnh hơn. Cây điều con không chịu được khi đất bị úng nên bà con cần phải tạo rãnh thoát nước kịp thời để chống úng cho cây nhé!

Đọc thêm >>

CÂY SI RÔ GIỐNG- CÂY CẢNH HOT

Cây si rô, tên khoa học là Carissa carandas, thuộc họ Dừa cạn (Apocynaceae), phân bố ở nhiều nước châu Á.

Cây Si rô thuộc loại tiểu mộc, mọc thành bụi, cao 2 – 4m, cành nhánh sum suê, có gai nhọn, một số gai phân nhánh thành 2 mũi nhọn. Quả mập, trắng, bằng quả nho, lúc non màu trắng, đỏ rồi chín đen. Quả non rất chua, có thể giã với ớt tỏi, làm nước mắm thay chanh. Quả chín có thể ăn được như nho, hoặc làm rượu, ngâm rượu, làm si rô, làm mứt.  Cây si rô thường được trồng làm cây cảnh.



Lá thường xanh, mọc đối, lá nguyên, dài 4 – 7cm, hai đầu tròn, mút lá hơi nhọn hay khuyết vào. Cuống lá ngắn khoảng 2 – 3mm. Bứt lá, cành, quả đều chảy mủ trắng. Hoa tụ tán ở ngọn cành, vàng hoa có ống hường, hoa đỏ hoặc trắng.

Các tỉnh phía Nam còn có một loài tương tự gọi là Si rô Nam Bộ, hoa trắng hay hường. Quả lúc non màu lục, già hơi trắng và chín thì đỏ thẫm.

Cây Si rô thường được trồng làm cây cảnh hoặc hàng rào. Có thể trồng đại trà tại các vùng đồi hoang để khai thác quả. Tuy mủ quả hơi độc, nhưng vì chua nên không ăn được nhiều và không sợ ngộ độc. Bứt cuống quả chờ cho chảy bớt mủ rồi hãy ăn. Mỗi lần không nên ăn quá 10 quả. Quả non rất chua, có thể giã với ớt tỏi, làm nước mắm thay chanh. Quả chín có thể ăn được như nho, hoặc làm rượu, ngâm rượu, làm si rô, làm mứt.



Cách làm si rô: hái quả chín, hoặc xanh (trắng), bứt cuống cho chảy bớt mủ rồi rửa sạch. Cho vào rổ đặt trên thau chậu, chà nát để lấy phần dịch quả trong chậu. Cho dịch quả vào nồi nấu với lửa nhỏ, thêm đường cát theo tỉ lệ 1 phần dịch quả và 1,5 – 2 phần đường. Nấu sôi 20 – 30 phút. Nhắc xuống, lượt bỏ xác, cho vào chai sạch để dành dùng dần. Mỗi lần cho 2 muỗng canh Si rô vào ly, thêm nước và đá là có thể dùng. Si rô này có tính lợi mật, lợi sữa, giải khát.
Rễ cây được dùng làm thuốc kiện vị và trị sán lãi. Liều dùng 6g rễ khô sắc uống.
(BlogCayCanh.vn)

Đọc thêm >>

Monday, October 30, 2017

CÂY CHUỐI NGỰ GIỐNG



Hướng dẫn quy trình cách trồng chuối ngự

Thời điểm trồng: Tốt nhất là vụ thu vào tháng 8,9 và 10. Vụ xuân trồng vào tháng 2, 3. Trồng lúc này cây bén rễ nhanh, tỷ lệ sống cao, nhưng khi ra hoa dễ gặp rét dẫn đến năng suất thấp. Muốn trồng vụ xuân phải có cây con khoẻ, thâm canh cao, trồng sớm có thể thu hoạch trước mùa đông.
Bước 1: Chuẩn bị cây con
 cây chuối ngự giống
Cây con để trồng có thể từ 2 nguồn:
- Tách cây con trên cây mẹ khoẻ mạnh. Cây con cao từ 70-100 cm, lá ở giữa hơi xoè, có các lá hình kiếm và 1-2 lá thật.
- Cây con được nhân giống bằng nuôi cây mô. Tiêu chuẩn cây con này là: cấy mô trong bầu đất, cao trung bình 30 cm, đường kính thân 1 đến 1,5 cm, có 5 - 7 lá thật, có bộ rễ phát triển tốt, không bị nhiễm các bệnh nấm và tuyến trùng.

Bước 2: Chuẩn bị đất trồng

Cày sâu 30 - 40 cm, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, đào hố sâu 30 đến 40 cm, rộng 50 - 60 cm. Bón lót mỗi hố 10 - 15 kg phân chuồng hoai mục, 0,2 kg supe lân + 0,1 kg suphat kali hoặc clorua kali trộn đều với phân và lớp đất mặt rồi lấp hố lại.
Khoảng cách giữa các hàng từ 2,5 đến 3 m, khoảng cách cây từ 1,5 đến 2,5 m. Mật độ trồng 2.000 đến 2.500 cây/ha, với phương thức trồng hàng đơn, hàng đôi.
Bước 3: Trồng cây

Khi trồng chú ý khi đặt cây con vào hố lấp đất vừa quá cổ gốc và nén chặt, không được lấp quá sâu. Khi trồng nên đặt tất cả mặt cắt về một phía để khi ra hoa buồng chuối ở về phía đối diện với mặt cắt của củ, tiện cho chăm sóc và thu hoạch.
Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho cây, mỗi ngày tưới một lần cho đến khi bén rễ (khoảng 2 tuần đầu). Trồng được 1 tháng thì làm cỏ, sau đó cách 1 tháng đến 1,5 tháng lại làm cỏ 1 lần. Tốt nhất là trồng xen giữa hàng chuối các loại rau, đậu... để vừa che phủ đất, chống cỏ dại và tăng thu nhập.
Bước 4: Chăm sóc và theo dõi

Bón phân: Lượng phân cho 1 cây trong 1 năm là: 150 - 200 g đạm urê + 250 - 500 g supe lân + 400 - 540 g sunphat kali.
Số lượng phân trên chia làm 2 kỳ để bón. Kỳ đầu bón sau khi trồng, cây hồi xanh, với vườn chuối cũ thì bón sau mùa đông cho đến trước khi cây bắt đầu sinh trưởng lại. Kỳ sau bón cho cây ở giai đoạn sinh trưởng mạnh, cây chuẩn bị bước vào thời kỳ phân hoá mầm. Phân đạm bón nông hoặc pha nước loãng tưới cho cây. Lân và kali nên trộn lẫn với phân chuồng. Cũng có thể dùng bùn ao, bùn sông phơi khô bón cho chuối. Chuối ngự không ưa bón phân tươi. Phân đạm chỉ bón vào thời gian đầu, nếu bón vào lúc chuối đang ra hoa đậu quả dễ gây nứt vỏ và quả chuối không giữ được màu sắc, phẩm chất ngựyên bản.
Tỉa mầm: Nếu đã trồng dày thì mỗi gốc chỉ để một cây con thay cây mẹ, nếu trồng thưa thì để 2 cây con trên một gốc, còn lại phải tỉa bớt đi để cây tập trung dinh dưỡng phát triển.
Khi chuối ra hoa, mỗi buồng chỉ nên để từ 8-10 nải, nên cắt hoa chuối vào buổi trưa, sau đó phun một lượt thuốc trừ nấm và dùng túi nilon bao buồng chuối lại để phòng trừ sâu bệnh, khi chín mã quả đẹp. Đối với chuối ngự cần bảo vệ các tua râu cho đến khi quả chín.
Bước 5: Phòng trừ sâu bệnh
 phòng bệnh cho cây chuối ngự Một số loại bệnh và cách phòng tránh xem chi tiết tại đây
Bước 6: Thu hoạch

Căn cứ vào các tiêu chí sau để thu hoạch chuối ngự: độ trơn của quả, quả nây tròn đều, không còn cạnh là thu hoạch được, hoặc khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu xanh nhạt, thịt quả từ màu trắng sang trắng hồng. Cũng có thể căn cứ vào thời gian từ khi ra hoa đến lúc thu hoạch thường từ 45 ngày đến 60 ngày. Tuy nhiên việc thu hoạch non hay già căn cứ vào nhu cầu của thị trường và khoảng cách vận chuyển. Nếu thị trường ở xa nơi sản xuất độ già khoảng 65 - 75%, nếu tiêu thụ tại chỗ độ già 85 - 95%. Khi cắt buồng cần quan tâm tạo dáng, không để cuống buồng dài quá mà cần có độ cong như hình gọng ô. Hình dáng buồng chuối cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng buồng chuối
Bước 7: Rấm chuối

Chuối ngự thường rấm cả buồng. Muốn chuối chín có mã quả đẹp, cuống dai thì sau khi cắt buồng về nên để từ 1 đến 2 ngày mới đưa vào lò rấm, mục đích là để quả giảm bớt nước. Thời gian rấm chuối dài hay ngắn phụ thuộc vào độ già của quả và nhiệt độ trong lò rấm. Lò rấm thường để nhiệt độ từ 25 - 28oC và kín sau khi đưa chuối từ lò rấm ra cần để trong điều kiện nhiệt độ trên dưới 20oC từ 1 đến 2 ngày để chuối chín đều./.



Đọc thêm >>
 
HOTLINE: Zalo: 0934.128.354 -